Tính nghiêm trọng của bệnh Đốm trắng
Hội chứng đốm trắng (White Spot Syndrome Virus – WSSV) được phát hiện từ năm 1992, cho đến nay sau 33 năm, nó vẫn là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với ngành nuôi tôm toàn cầu và hiện tại đang bùng phát trên diện rộng ở nhiều vùng nuôi của Việt Nam.
Đây là một bệnh do virus nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 100% chỉ trong vài ngày gây ra thiệt hại nghiêm trọng hàng tỷ đồng cho các trang trại nuôi tôm nếu không được quản lý, phòng ngừa và xử lý kịp thời hiệu quả.
Các dấu hiệu lâm sàng có thể quan sát được trong các đợt bùng phát WSSV
• Tôm chán ăn, dạ dày và ruột rỗng.
• Rối loạn vận động, bơi lội thất thường, mất phản xạ trốn thoát, lờ đờ…
• Ốp thân, mềm vỏ, chân bụng đỏ, các sắc tố sẫm màu có xu hướng nở ra
• Xuất hiện đốm trắng dưới lớp biểu bì đầu. Các đốm trắng này có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện trong quá trình bùng phát WSSV.
Nguồn bệnh
Đây là một căn bệnh cấp tính và có khả năng lây truyền phức tạp:
• Theo chiều dọc: nguồn bệnh từ tôm bố mẹ lây truyền sang trứng – tôm giống
• Theo chiều ngang: Tôm ăn thịt nhau, chim mang mầm bệnh nơi khác đến, thức ăn tươi sống ở các trại giống, động vật phù du, giáp xác ngoài tự nhiên (cua, còng…), nước bị ô nhiễm,…
CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY SỰ BÙNG PHÁT BỆNH
Nhiệt độ và thời tiết
Có một mối liên hệ rõ rệt đã được ghi nhận giữa bệnh đốm trắng và nhiệt độ khi trong tôm đã chứa sẵn mầm bệnh:
• Dưới 27°C bệnh phát tán mạnh, xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm, chết hàng loạt
• Trên 29°C, Tôm bị nhiễm bệnh có thể trở thành vật mang mầm bệnh không có triệu chứng
• Trên 32°C, Virus giảm đáng kể hoạt động của nó, làm giảm mạnh hoặc chậm tỷ lệ tử vong.
Stress là một yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của bệnh
Một trong những vấn đề chính mà người nuôi tôm phải đối mặt trong suốt chu kỳ nuôi là những thay đổi đột ngột về thời tiết có thể xảy ra trong mùa mưa. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ mặn có liên quan đến sự xuất hiện của nhiều đợt bùng phát bệnh.
Bên cạnh đó, thì các yếu tố khác gây căng thẳng và kích hoạt bệnh ở tôm bị nhiễm WSSV bao gồm: nồng độ oxy hòa tan thấp, pH quá cao, thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nồng độ chất rắn lơ lửng cao, chất độc trong nước, quá trình thả giống, chuyển tôm…
Hiện nay chưa có bất kỳ nguồn tôm giống nào có khả năng kháng tự nhiên đáng kể được quan sát thấy ở bất kỳ họ tôm he nào (mặc dù, trước đó đã có chương trình nhân giống tôm thẻ ở Panama cho thấy tỷ lệ sống sót cao hơn trong các thử nghiệm thách thức WSSV được thực hiện tại các cơ sở thử nghiệm của Đại học Arizona - Hoa Kỳ).
Tương tự vậy cũng chưa có bất kỳ sản phẩm nào trên thị trường có khả năng trị được bệnh WSSV trên tôm.
Do đó việc phòng ngừa, ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh vẫn là yếu tố then chốt hàng đầu và tối quan trọng nhất để giảm thiểu tối đa thiệt hại do hội chứng WSSV gây nên.
Kiểm soát chất lượng tôm giống
• Không nên mua giống từ các trại giống, các khu vực giống bị nhiễm virus đốm trắng
• Tắm cho tôm giống bằng formol 100ppm trong 30 phút, loại bỏ những con yếu.
• Diệt tạp triệt để, dùng lưới ngăn chặn vật trung gian mang mầm bệnh
• Thả đúng vụ, tránh thả tôm giống vào mùa lạnh
Kiểm soát ao nuôi và quá trình thả tôm
• Nuôi với mật độ thấp hơn so với bình thường trong những thời điểm bùng phát dịch bệnh.
• Nên nuôi gièo 12-15 ngày, sau đó xét nghiệm lại WSSV trước khi cho tôm xuống ao nuôi
• Khi thả tôm cần đảm bảo độ mặn, nhiệt độ túi giống với ao không lệch nhau quá 20%
Đề xuất liệu trình phòng ngừa với giải pháp chống sốc và tăng cường đề kháng của AmBio
Bệnh đốm trắng do vius là không thể trị được, do vậy cần tăng cường công tác phòng ngừa bằng cách tăng cường sức khỏe tôm, ổn định môi trường nước là giải pháp ưu tiên số 1 để đảm bảo vụ nuôi thuận lợi.
• Sử dụng MvFood và Liver trong toàn bộ chu kỳ nuôi để đưa vào chế độ ăn đầy đủ các vi-đa khoáng chất và vitamin cùng các hoạt chất sinh học thiết yếu để tăng khả năng chịu đựng căng thẳng, tăng lực, thúc đẩy sinh trưởng cho tôm.
• Sử dụng chế độ ăn chất lượng cao, kết hợp vi sinh đường ruột TS Gold để tăng cường khả năng hấp thụ.
• Thường xuyên kiểm tra và đảm bảo xử lý triệt để nước đầu vào, nước trong ao để duy trì ổn định chất lượng, màu nước và hệ sinh thái an toàn cho sự phát triển của tôm. Có thể sử dụng các sản phẩm môi trường như Eco Aqua, Anti Vib; đặc biệt là AmBio Bott kiểm soát đáy ao và Pond Clean thúc đẩy loại bỏ các cặn lơ lửng, các giá thể có nguy cơ mang mầm bệnh.
• Theo dõi và kiểm soát chặt, hạn chế các tác nhân lạ du nhập vào ao nuôi
• Khi tôm bị bệnh, tải lượng virus sẽ tăng lên trong môi trường xung quanh trang trại. Để giảm thiểu rủi ro và tổn thất do sự lây lan của virus trong và giữa các trang trại cần thông báo cho cơ quan chức năng, người nuôi trong khu vực để tránh lây nhiễm chéo, bùng phát dịch.
Để vô hiệu hóa virus đốm trắng khi vệ sinh ao, nước ao xả ra, khu vực, dụng cụ trong trang trại nuôi…, Tổ chức Thú Y thế giới (WOAH) khuyến nghị các phương án sau:
• Nhiệt: 55°C trong 90 phút hoặc 70°C trong 5 phút
• pH: pH 3 trong 60 phút hoặc pH 12 trong 10 phút
• Tia cực tím (UV): 9,30 x 105 µWs/cm2
• Ozone: 0,5 µg mL-1 trong 10 phút
• Clo: 100 ppm trong 10 phút
• Iodophor: 100 ppm trong 10 phút
R&D-AmBio sưu tầm & biên soạn