Mỗi mùa mưa bão đến là những nỗi lo lắng, bất an của bà con nuôi tôm lại trỗi dậy nhiều hơn bao giờ hết. Năm nào cũng vậy, cũng đều diễn biến phức tạp và cũng đều gây ra các tổn thất không kể hết với nhiều vùng nuôi tôm.
Có nơi thì nước ngập trắng đầm, người nuôi chỉ biết bùi ngùi nhìn dòng nước trôi. Nơi nhẹ hơn, không bị lũ lụt thì bị mưa lớn nhiều ngày, mưa trắng trời... làm nước ao tụt độ mặn, tụt pH... môi trường ao nuôi tôm bị sốc mạnh làm tôm bỏ ăn; làm tôm dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về gan tụy và đường ruột; làm tôm rớt hoặc rớt rất nhiều phải đành thu tôm sớm...
Bên cạnh đó các hệ lụy và vấn đề phải xử lý sau thời điểm mưa lũ, để phục hồi lại sức ăn, sức khỏe, tốc độ lớn của đàn tôm, phòng ngừa cho tôm khỏi các tác nhân gây bệnh, khí độc, tảo độc... luôn tiềm ẩn bùng phát khi thời tiết nắng nắng ấm trở lại cũng là vấn đề rất lớn đối với bà con nuôi tôm.
Ở Việt Nam việc đầu tư đồng bộ hạ tầng trên diện rộng, nhà màng, nhà kính và hệ thống xử lý nước nuôi tôm khép kín tuần hoàn tiên tiến để có thể giảm thiểu tối đa các tác hại do biến động thời tiết và môi trường chưa được áp dụng nhiều bởi lý do chi phí, giá thành.... Do đó bà con nuôi tôm vẫn đang phải tạm ‘’sống chung với lũ’’ tạm chấp nhận rằng mưa lớn là phải ảnh hưởng lớn đến tôm...
Tuy nhiên, không phải bà con nuôi tôm nào cũng đều có cho mình đầy đủ các kiến thức cần thiết và quan trọng để giúp ao tôm của mình ứng phó phù hợp, kịp thời trước các tình huống, diễn biến phức tạp của mùa mưa lũ, giảm thiểu tối đa các tác hại của thời tiết thất thường cũng như giúp đàn tôm lớn khỏe, phục hồi tốt sau các giai đoạn mưa gió đi qua.
Chuỗi bài viết dưới đây của ‘’R&D-AmBio’’, từng phần, từng phần cùng với đội ngũ nhà khoa học, các chuyên gia công ty sẽ đồng hành cùng bà con nuôi tôm ‘’an bình’’ đi qua mùa mưa lũ.
Phần 1: CHUẨN BỊ TRƯỚC CÁC ĐỢT MƯA LỚN
Đánh giá tình hình và ra quyết định
Điều quan trọng đầu tiên bà con cần phải làm ngay khi mùa mưa lũ đang đến đó là cập nhập các dự báo thời tiết, đánh giá tình hình của từng đợt mưa lớn kéo dài; tình trạng sức khỏe tôm, tình trạng nước ao tôm và tình trạng hạ tầng khu vực nuôi để có các quyết định và hành động phù hợp nhất như là: thu tôm trước hoặc thay đổi thời điểm xuống tôm hoặc cải tạo, tăng cường chất lượng ao nuôi, tăng cường sức khỏe, sức sống cho tôm hoặc gia cố và nâng cấp hạ tầng ao để ứng phó được với diễn biến bất ổn do mưa lớn kéo dài hoặc mưa bão gây ra.
Một số trường hợp sau bà con nên cân nhắc thu tôm sớm để giảm thiểu rủi do và an toàn cho bà con, đó là khi: Tôm đã đạt được các size thương phẩm, dù chưa đạt kỳ vọng nhất, nhưng khu vực nuôi thường xảy ra ngập lụt, lũ quét... trong quá khứ hoặc độ mặn trong ao đang rất thấp, mà mưa lớn kéo dài có thể làm độ mặn về 0÷1%0 thì bà con nên thu 1 phần hoặc thu toàn bộ tôm.
Gia cố ao nuôi và chuẩn bị vật tư ứng phó
Để khu nuôi tôm của bà con an toàn nhất vượt qua được đợt mưa bão đang đến, bà con cần kiểm tra, gia cố bờ khu nuôi chắc chắn, đắp cao thêm hoặc lắp thêm các lưới vây xung quanh để tránh khi nước ngập tôm bị tràn ra ngoài... Bố trí thêm các cống cấp và thoát nước, khắc phục những vị trí xung yếu có thể bị vỡ hoặc tràn bờ khi có nước lớn. Nạo vét kênh mương, đặt ống xả tràn, phát quang, làm sạch xung quanh bờ ao. Chuẩn bị các nguyên vật liệu, trang thiết bị cần thiết (lưới, đăng chắn, máy phát điện, máy sục khí, quạt nước, vôi, thuyền, bao đất…) để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ, cống và xử lý ao nuôi khi có tình huống xấu xảy ra. Gia cố nhà; lều canh khu nuôi; kho chứa thức ăn, thuốc, vi sinh và các hóa chất chắc chắn để tránh bị hư hại về người và của trong cơn mưa bão hoặc ẩm ướt do mưa tạt vào.
Bà con rắc hoặc đặt các bao vôi bột CaCO3 quanh bờ ao trước cơn mưa bão xảy đến, để khi nước mưa với pH thấp xuống hoặc phèn trên bờ tràn vào sẽ hòa tan từ từ CaCO3 xuống ao giúp cân bằng và ổn định pH, kiềm, khoáng cho ao nuôi.
Chuẩn bị trước và đầy đủ vật tư, thức ăn, thuốc, vi sinh, khoáng chất, hóa chất... để sẵn sàng sử dụng cho tôm kịp thời trong và ngay sau khi trời ngớt mưa.
Ổn định chất lượng môi trường nước ao nuôi và tăng cường sức khỏe cho tôm.
Chất lượng môi trường nước ao nuôi, sức khỏe và đề kháng của tôm phải ở trong tình trạng tốt nhất để tôm có thể vượt qua được những biến động xấu của môi truờng do mưa lũ gây ra. Các thông số quan trọng, phổ biến nói lên chất lượng nước ao nuôi tôm bà con có thể tham khảo bảng bên dưới.
STT |
CHỈ TIÊU |
Gới hạn |
Tối ưu |
Đơn vị |
|||||
1 |
Độ mặn |
5 - 35 |
10-25 |
‰ |
|||||
2 |
pH |
7.2 - 8.6 |
7,5 -8,2 |
|
|||||
3 |
Nhiệt độ |
25 - 33 |
29-31 |
oC |
|||||
4 |
DO (oxi hòa tan) |
4.5 - 8 |
> 5 |
mg/l |
|||||
5 |
Độ sâu |
100 - 200 |
100-150 |
cm |
|||||
6 |
Độ trong |
30-45 |
35-40 |
cm |
|||||
7 |
Độ kiềm |
100-200 |
140-180 |
mg/l |
|||||
8 |
TAN ( NH4+) |
< 3 |
< 1 |
mg/l |
|||||
9 |
NH3 |
< 0.45 |
≤ 0,1 |
mg/l |
|||||
10 |
NO2 |
< 5 |
< 1 |
mg/l |
|||||
11 |
Vibrio spp |
< 104 |
< 103 |
cfu/ml |
|||||
Hệ số |
Ion (mg/l) |
|
|||||||
11.59 |
39.1 |
11.01 |
304.35 |
|
|||||
ĐỘ mặn ‰ |
Ca2+ |
Mg2+ |
K+ |
Na2+ |
|
||||
10 |
115.9 |
391 |
110.1 |
3043.5 |
|
||||
11 |
127.49 |
430.1 |
121.11 |
3347.85 |
|
||||
12 |
139.08 |
469.2 |
132.12 |
3652.2 |
|
||||
13 |
150.67 |
508.3 |
143.13 |
3956.55 |
|
||||
14 |
162.26 |
547.4 |
154.14 |
4260.9 |
|
||||
15 |
173.85 |
586.5 |
165.15 |
4565.25 |
|
||||
16 |
185.44 |
625.6 |
176.16 |
4869.6 |
|
||||
17 |
197.03 |
664.7 |
187.17 |
5173.95 |
|
||||
18 |
208.62 |
703.8 |
198.18 |
5478.3 |
|
||||
19 |
220.21 |
742.9 |
209.19 |
5782.65 |
|
||||
20 |
231.8 |
782 |
220.2 |
6087 |
|
||||
21 |
243.39 |
821.1 |
231.21 |
6391.35 |
|
||||
22 |
254.98 |
860.2 |
242.22 |
6695.7 |
|
||||
23 |
266.57 |
899.3 |
253.23 |
7000.05 |
|
||||
24 |
278.16 |
938.4 |
264.24 |
7304.4 |
|
||||
25 |
289.75 |
977.5 |
275.25 |
7608.75 |
|
Để duy trì chất lượng môi trường nước ao, màu nước ao tốt với các chỉ số thích hợp cho ao nuôi như trên cũng như sức khỏe tôm, ruột nong to, gan đẹp, vỏ bóng lột đều, tôm ăn khỏe, bắt mồi tốt, lớn nhanh... đòi hỏi rất nhiều ở chất lượng nguồn nước nuôi; chất lượng hạ tầng quy mô nuôi phù hợp với mật độ; kinh nghiệm, công nghệ nuôi và đặc biệt là chất lượng con giống, chất lượng thức ăn, chất lượng các sản phẩm môi trường, sản phẩm trộn ăn cho tôm....
Việc kiểm soát cho tôm ăn đều, ăn đầy đủ, không dư thừa thức ăn là rất quan trọng, vừa giúp tôm ăn đủ để lớn khỏe đều cả đàn tôm, vừa không lãng phí thức ăn gây tốn kém và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Nhưng với thực tế cho ăn bằng tay hoặc bằng máy thông thường rất khó để làm được việc này, kể cả với những bà con có kinh nghiệm lâu năm trong việc canh nhá cho ăn thì cũng khó để kiểm soát cho tôm ăn đủ, thức ăn văng đều...Do đó rất nhiều bà con nuôi tôm thành công trên khắp cả nước đã sử dụng thiết bị cho ăn thông minh ‘’AmBio - Smart Feed’’ để giải quyết được bài toán này 1 cách thuận lợi và dễ dàng.
Tuy nhiên cho tôm ăn đều, ăn đủ, ăn không dư thừa... vẫn chưa đủ để có 1 đàn tôm lớn khỏe, đề kháng tốt. Nguyên nhân bởi chỉ thức ăn tôm không sẽ không đủ các vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học, enzyme... và đặc biệt là hệ vi sinh đường ruột có lợi.
Những sản phẩm thiết yếu bổ trợ cho các chức năng kể trên được bà con trộn cùng cám cho tôm ăn thường xuyên suốt vụ nuôi và tăng cường vào những đợt thời tiết bất ổn có thể kể đến như là: AmBio TS và TS Gold cung cấp hệ vi sinh vật đường ruột có lợi cùng các dưỡng chất thực vật giúp tôm nong to đường ruột, tăng cường khả năng hấp thụ thức ăn và đáp ứng miễn dịch; AmBio Liver với các vitamin và thảo dược giúp tăng cường chức năng gan, đào thải độc tố, phục hồi chức năng, giúp gan tôm của bà con to rõ đẹp, tôm bắt mồi tốt; Mv Food là sản phẩm đặc biệt tối ưu nhu cầu dinh dưỡng cho tôm, giúp chống sốc, giúp tôm khỏe lớn nhanh nên thường được bà con sử dụng nhiều hơn mỗi khi sắp mưa bão cũng như các biến động thời tiết bất lợi khác; Bên cạnh đó không thể không kể đến các sản phẩm như: PK ngăn ngừa và điều trị hiệu quả phân trắng hay KH hỗ trợ bổ xung khoáng trộn cho tôm... là những sản phẩm hữu hiệu được bà con tin dùng, sử dụng thường xuyên để cho đàn tôm lớn khỏe ổn định.
Câu nói quen thuộc của bà con: ‘’ nuôi tôm là nuôi nước’’ hay như câu chuyện bà con thường nói rằng, ‘’con tôm nó ăn tạp, ăn dơ nhưng ở thì phải sạch’’. Quả thực đúng như vậy, tôm không thể phát triển bình thường nếu như các chỉ số lý hóa, môi trường không tối ưu cho tôm. Khi môi trường biến đổi, sốc pH, sốc nhiệt độ, khí độc, tảo độc, khuẩn độc, oxi hòa tan thấp... chỉ cần 1 trong các yếu tố trên xảy ra đều làm tôm yếu, tôm bỏ ăn hoặc dễ bị mắc các bệnh khác làm tôm rớt hoặc chết hàng loạt...
Theo kinh nghiệm vượt qua mùa mưa thành công của rất nhiều bà con ở nuôi tôm ở các vùng nuôi lớn như: Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Giờ... thì bà con thường xuyên sử dụng ‘’bộ sản phẩm môi trường của AmBio’’ để giúp giữ ổn định màu nước ao nuôi, kiểm soát khuẩn độc vibrio ở mức an toàn với bộ đôi Eco Aqua và Anti Vib; ổn định chất lượng nền đáy ao nuôi, ngăn chặn bùng phát và kiểm soát khí độc với sản phẩm AmBio Bott và Bott Plus; xử lý rong nhớt bạt, xử lý tảo lam bằng Pond clean và Pond Max.
Phòng bệnh luôn quan trọng hơn chữa bệnh. Với việc chuẩn bị tốt nhất để ứng phó với các tình huống có thể diễn ra, chuẩn bị tốt nhất các điều kiện hạ tầng ao nuôi và đặc biệt là tốt nhất với sức khỏe tôm cùng chất lượng môi trường nước ao nuôi, sẽ giúp các tác hại trong thời điểm mưa lũ được giảm thiểu tối đa nhất. Qua đó sẽ giúp bà con cùng ao tôm của mình thành công đi qua mưa lũ.
Tuy nhiên các diễn biến trong quá trình mưa lũ rất phức tạp và bắt buộc bà con phải luôn theo dõi sát cùng các hành động liên tục để kịp thời ứng phó.
Phần tiếp theo RD-AmBio sẽ cùng bà con tìm hiểu về các tác hại, vấn đề trực tiếp tôm gặp phải trong quá trình này cũng như các biện pháp, các hành động thiết thực, hiệu quả của chúng ta.
Chúc bà con thành công
AmBio R&D