Đang gửi

Khí độc NH3/NO2 trong ao nuôi tôm

Khí độc NH3/NO2, là vấn đề vô cùng quan trọng mà không phải bất kỳ bà con nuôi tôm lâu năm nào cũng tường tận để có những hành động phù hợp cho ao tôm của mình.

Bài viết dưới đây sẽ đưa đến những cái nhìn thấu đáo hơn trong vấn đề khí độc. Qua đó giúp bà con quản lý tốt chất lượng ao tôm để có nhiều hơn nữa những vụ nuôi thành công và bội thu.

Những tác hại của khí độc

- NO2 ảnh hưởng khả năng vận chuyển oxy trong máu, làm tôm nuôi bị ngạt, yếu tôm, khi đó tôm dễ bị bệnh hoặc chết rải rác, hàng loạt.

- Tôm lột không cứng vỏ, chậm lớn khi ao bị nhiễm NO2 do hiện tượng rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu.

- NH3 có trong ao một phần do tôm bài tiết ra ngoài, nhưng khi NH3 trong ao quá cao, nó khuếch tán ngược vào máu, gây tăng pH máu, rối loạn các quá trình sinh lý bên trong, gây ức chế thần kinh, sự đào thải CO2, ức chế sự vận chuyển oxy, gây yếu và chết tôm.

- Các hiện tượng thường quan sát được khi khí độc NH3/NO2 trong ao cao như: tôm kém ăn, tôm nhảy lên mặt nước, tấp mé, nổi đầu, gan tôm bị viêm, có các biểu hiện đường ruột kém, lột vỏ nhiều nhưng không cứng vỏ, ọp thân, đục cơ, tôm chết rải rác…

Qua đó có thể thấy rõ NH3/NO2 có tác hại vô cùng nguy hiểm đối với ao nuôi tôm. Tuy nhiên nó có thực sự hoàn toàn xảy ra với tất cả các ao nuôi có khí độc cao không? Câu trả lời là không hoàn toàn như vậy, bởi:

NH3/NO2 độc tính giảm xuống khi độ mặn tăng lên, khi tôm lớn đã về size. Ngoài ra độc tính NH3 giảm trong môi trường pH thấp, nhưng độc tính NO2 thì lại thấp trong môi trường pH cao. Bên cạnh đó, các điều kiện ao nuôi khác nhau, tình trạnh sức khỏe, chế độ ăn, các yếu tố gây bệnh cơ hội khác nhau trong ao nuôi sẽ đưa đến các biểu hiện khác nhau, tác hại khác nhau trên tôm.

NH3/NO2 xuất hiện trong ao nuôi do các nguyên nhân, yếu tố nào?

- Do sự bài tiết trong quá trình sinh trưởng phát triển của tôm

- Do các chất hữu cơ dư thừa trong ao quá nhiều

- Do nền đáy ao ô nhiễm đối với các ao đất không cải tạo tốt

- Nền bạt bị thủng, rách, chất lượng hạ tầng thấp, không cải tạo tốt sau nhiều vụ sử dụng

- Cho ăn chưa hợp lý, thức ăn dư thừa, tôm hấp thụ kém, phân tôm …

- Xác tảo tàn, xác tôm chết phân hủy sinh ra khí độc

- Từ nguồn nước cấp vào, do biến động thời tiết…

Như vậy NH3/NO2 sẽ tồn tại và thường trực trong ao nuôi, tuy nhiên nó ở nồng độ cao hay thấp, gây tác hại hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phải kể đến như: hạ tầng ao nuôi, mật độ thả, phương thức trộn cho ăn, lượng ăn, sức khỏe tôm, tuổi tôm …

Nhưng quan trọng hơn hết bài viết muốn đề cập đến cho bà con đó là quản lý môi trường nước ao nuôi chủ động ngay từ khi thả tôm, ngay từ khi khí độc còn chưa phát hiện. Quản lý vi sinh, tảo, kiềm, pH… trong ao nuôi, kết hợp với việc quản lý cho ăn để tôm hấp thụ tốt hơn, có sức khỏe tốt hơn trước các mầm bệnh cơ hội khác trong ao nuôi.

Ngăn ngừa sự bùng phát khí độc trong ao nuôi

- Sử dụng các sản phẩm vi sinh như: Eco Aqua , Anti Vib , Pond Clean, Bott Plus … ngay từ đầu và xuyên suốt vụ nuôi không những giúp tạo hệ vi sinh vật có lợi trong ao nuôi mà còn giúp giảm ô nhiễm ao, cân bằng sinh thái ao nuôi, ức chế khuẩn gây bệnh cho tôm. Qua đó ngăn chặn và chuyển hóa các khí độc cũng như tạo điều kiện môi trường thích hợp cho sự phát triển của tôm.

- Đặc biệt với ao đất thì việc rải các hạt AmBio Bott ngay từ trước khi thả tôm và định kỳ cả vụ giúp ổn định nền đáy ao nuôi, kiểm soát tốt và ngăn ngừa sự bùng phát khí độc từ đáy ao.

- Quan tâm đến tiêu hóa của tôm, giúp tôm hấp thụ thức ăn hiệu quả, từ đó giảm thiểu ô nhiễm từ phân tôm, mặt khác còn làm tôm nhanh về size, khỏe hơn trước các tác hại của khí độc và các dịch bệnh thường trực là điều mà bà con nuôi tôm luôn quan tâm và mong muốn. AmBio TS Gold giúp tăng hấp thụ thức ăn ở tôm, AmBio Liver , Mv Food giúp tôm ăn sung, khỏe gan, lớn nhanh và chống lại các tác nhân gây hại bất lợi trong ao nuôi.

- Việc cho tôm ăn bằng máy Smart Feed giúp tôm ăn được tối đa lượng thức ăn bắn ra đều trên bề mặt nước ao, hạn chế việc thức ăn dư thừa rơi xuống đáy ao hoặc mốc trên thành ao gây ô nhiễm nguồn nước.

Cách xử lý khi trong ao có NH3/NO2 cao

- Việc đầu tiên cần phải xác định chính xác hàm lượng của NH3/NO2 thực tế trong ao. Bởi nhiều trường hợp khi đo với các test thử chỉ thị màu vượt ngưỡng, khi đó bà con phải pha loãng bằng nước sạch nhiều lần cho đến khi giá trị đo không phải giá trị lớn nhất rồi mới đọc kết quả, ví dụ: NO2 3 ppm /pha loãng 5 lần.

- Việc tiếp theo chúng ta nên làm là giảm ăn 30 – 70% thức ăn trong 3-5 ngày tùy mức độ ô nhiễm và tình trạng sức khỏe tôm.

- Tăng tần xuất xi phông loại bỏ chất hữu cơ dư thừa và kết hợp thay một phần nước.

- Tăng cường oxy đáy, quạt nước hoặc sử dụng các viên oxy bột để tránh ngạt cho tôm, đặc biệt là về đêm.

- Tăng liều dùng gấp 2-3 các sản phẩm vi sinh như: Eco Aqua , Anti Vib ... liên tục trong 3-5 ngày, kết hợp cùng việc tạt bổ sung mật đường để cân bằng hàm lượng N:C trong ao nuôi. Đặc biệt với ao đất bà con có thể kết hợp bộ đôi Bott Plus và AmBio Bott giúp xử lý khí độc hiệu quả trong ao nuôi.

- Tăng liều men vi sinh sống AmBio TS trộn thức ăn cho tôm để tăng hấp thu, giảm ô nhiễm. Đặc biệt lưu ý là cần tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho tôm bằng Mv Food trong giai đoạn này, bởi lúc này tôm rất dễ mắc các bệnh cơ hội, bội nhiễm khác.

- Ổn định pH mức 7.8 – 8 để không làm tăng độc tính của khí độc, cũng như phù hợp nhất cho sự phát triển của tôm.

- Trong 1 số trường hợp cấp bách, khi tôm còn bé mà khí độc lên rất cao, bà con có thể dùng các giải pháp hấp thụ khí độc hay oxy hóa 1 phần khí độc bằng các hóa chất. Tuy nhiên đây chỉ là các giải pháp tình thế không giải quyết tận gốc vấn đề, cũng như không cho hiệu quả lâu dài.

Để giải quyết tốt khí độc trong ao nuôi phải đi vào bản chất của nó, cũng như chủ động ngăn ngừa từ khi khí độc còn chưa hiện hữu bằng cách định kỳ cải tạo hạ tầng ao nuôi và thường xuyên sử dụng vi sinh, quản lý tốt nguồn thức ăn và nuôi mật độ phù hợp với hạ

tầng ao... sẽ không những giúp khí độc không bùng phát trong ao nuôi, mà khuẩn gây độc Vibrio hay các nguồn bệnh và vấn đề khác trong ao cũng được kiểm soát hiệu quả. Qua đó giúp con tôm có đủ điều kiện để lớn nhanh và cho hiệu quả nuôi tốt nhất.

Kính chúc bà con thành công!

AmBio R&D