Hiện nay, tôm thẻ chân trắng được nuôi ở rất nhiều nơi trên thế giới. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển ngày càng nhanh của diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, tình hình dịch bệnh của tôm thẻ diễn ra ngày càng phức tạp. Sau đây là một số bệnh nguy hiểm thường gặp trong quá trình nuôi.
Do nhóm vi khuẩn có khả năng phá lớp vỏ ki-tin gây ra Vibrio và Pseudomonas.
Tôm bị bệnh ở tất cả các giai đoạn phát triển. các chỗ tổn thương trên vỏ có màu nâu nhạt đặc biệt ở các phụ bộ.
Bệnh gây tổn thương trên vỏ tôm, các chỗ nhiễm bệnh có thể bị mất vỏ, tôm lột xác trở ngại nếu lớp cơ dưới bị tổn thương, đôi khi làm thay đổi màu sắc tôm.
Hình: Tôm bị hoại tử phụ bộ
Cách phòng: Giữ cho môi trường sống tốt, giảm đánh bắt để tránh xây xát. Không thả mật độ quá cao. Hạn chế sự tích lũy chất hữu cơ trong ao.
Cách trị: Tôm có thể khỏi bệnh nhờ lột xác nếu lớp cơ dưới vỏ không bị tổn thương. Đối với tôm nuôi thịt trộn kháng sinh vào thức ăn liên tục 5 – 7 ngày và diệt khuẩn ao nuôi. Sau đó bổ dung dinh dưỡng, khoáng, vitamin vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm.
Do nhiều nhóm sinh vật khác nhau gây ra như: vi khuẩn có hại, một số loài tảo lam, tảo lục, tảo khuê, một số khác thuộc nhóm nguyên sinh động vật.
Bệnh chủ yếu ở giai đoạn tôm giống và tôm trưởng thành. Các sinh vật trên phủ thành lớp trên vỏ hay ở mang nhất là trên các vòng đốt của phụ bộ. Mang, phụ bộ , cơ thể bị thay đổi sang màu nâu, xanh hay vàng nhạt.
Tác hại: Bệnh nặng tôm sẽ khó di động, chậm lột xác, kém ăn, ít trao đổi khí và có thể chết, đặc biệt khi hàm lượng oxy trong nước thấp. Tôm thường nổi lên mặt nước hay bám vào thành bờ.
Hình: Tôm bị đóng rong nặng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau như: do hóa chất (kim loại nặng: sắt, kẽm và bạc, khí độc: NH3 (quá 3 – 5 mg/L), NO2 ), do pH thấp, do vi – rút, vi khuẩn, nguyên sinh động vật, nấm và cũng có thể do hàm lượng phù sa, tảo trong nước nhiều,…
Chủ yếu giai đoạn tôm trưởng thành. Mang có màu đen hay nâu, nếu dịch tiết ra có mùi hôi và mủ vàng là do vi sinh vật gây ra, còn chỉ có mùi hôi là do chất độc trong nước. Bệnh gây khó khăn cho tôm trong quá trình hô hấp và gây chết.
Hình: Tôm bị đen mang
(Theo Tài liệu Khuyến Nông: Kỹ thuật nuôi Tôm sú quảng canh cải tiến kết hợp và Kỹ thuật canh tác Tôm - lúa của Sở Nông nghiệp & PTNT Tỉnh Bạc Liêu)