Đang gửi

Một số bệnh thường gặp trên tôm do vi - rút gây ra và cách phòng trị

    Hiện nay, tôm thẻ chân trắng được nuôi ở rất nhiều nơi trên thế giới. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển ngày càng nhanh của diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, tình hình dịch bệnh của tôm thẻ diễn ra ngày càng phức tạp. Sau đây là một số bệnh nguy hiểm thường gặp trong quá trình nuôi.

  1. Bệnh đốm trắng
  • ​Tác nhân gây bệnh

Hình: Tôm bị bệnh đốm trắng

Do nhóm vi-rút gây hội chúng đốm trắng (WSSV), bệnh có khả năng cảm nhiễm mọi giai đoạn phát triển của tôm. Mầm bệnh xâm nhập và lây truyền theo chiều dọc (từ bố mẹ truyền sang con), theo chiều ngang (từ thức ăn, từ môi trường nước, các loài giáp xác hoang dã, đặc biệt tôm khỏe ăn tôm chết bị bệnh đốm trắng, đây là con đường lây lan rất nhanh gây chết hàng loạt).

  • Dấu hiệu bệnh

Tôm nhiễm bệnh có màu hồng đến hồng đỏ cũng với những đốm trắng khoảng 0,5-3mm xuất hiện mặt trong lớp vỏ kitin.

Đốm trắng xuất hiện đầu tiên ở vỏ đầu ngực và đốt thứ 5 và 6 về sau lan tỏa toàn thân.

Tôm bệnh kém hoạt động, phản ứng chậm, bỏ ăn, khi bệnh nặng có khuynh hướng cặp bờ hoặc bơi lờ đờ ở mặt nước, sau đó chìm đáy và chết.

  • Biện pháp phòng trị

Chưa có thuốc trị, phòng bệnh là chủ yếu.

Chọn tôm giống khỏe mạnh không mang mầm bệnh qua xét nghiệm bằng phương pháp PCR, mô bệnh học.

Thực hiện tốt quản lý môi trường và cách ly nguồn nước có dịch bệnh xảy ra.

Sử dụng các biện pháp thay nước có kiểm soát.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng bằng Vitamin, khoáng…

Chọn mùa vụ nuôi thích hợp, tránh thả tôm trong giai đoạn nhiệt độ thấp và lúc giao mùa (giữa mùa mưa và mùa nắng).

Xử lý định kỳ bằng các chất diệt khuẩn để loại bỏ cá thể bị bệnh ra khỏi đàn tôm.

  1. Bệnh tôm còi (MBV)
  • Tác nhân gây bệnh

Do Monnodon Baculovirus gây ra. Giai đoạn nhiễm bệnh: tất cả các giai đoạn phát triển của tôm.

Hình: Tôm bị bệnh còi MBV

  • Dấu hiệu bệnh

Cơ thể timm bị nhiễm bệnh có màu xanh sẫm, mang có màu đỏ hay đen, tôm trở nên lờ đờ và bơi lội yếu. Gan tụy teo lại có màu vàng, tôm giảm ăn nên ruột không đầy, có khi rỗng, tôm chậm lớn và bị còi, mang và vỏ có nhiều vi sinh vật bám. Nếu tảo đáy và vi khuẩn trong ao tăng sẽ làm tôm bị đóng rong, làm giảm tỉ lệ sống của tôm trong ao nuôi.

  1. Phòng bệnh

Chọn tôm giống không nhiễm MBV.

Tránh gây “sốc” tôm, cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và quản lý tốt môi trường nuôi

Chưa có thuốc trị bệnh tôm còi MBV.

  1. Bệnh đầu vàng (YHCV)
  • Nguyên nhân gây bệnh

 Do Rhagdovirus gây ra.

  • Dấu hiệu bệnh

Tôm ăn nhiều một cách khác thường và tăng trưởng nhanh trong vòng vài ngày, sau đó ngừng ăn. Phần đầu ngực có màu vàng do gan tụy chuyển màu vàng và sưng. Sau 1 – 2 ngày tôm bắt đầu lờ đờ trên mặt nước và ven bờ rồi chết ở mức độ tăng dần. Tỷ lệ tôm chết có thể lên đến 100% trong vòng 3 – 5 ngày sau khi bệnh bộc phát. Bệnh thường kết hợp với hiện tượng tảo nở hoa, nền đáy ao nuôi xấu, mật độ nuôi cao hoặc do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu.

Hình: Tôm bị bệnh đầu vàng

  • Phòng trị bệnh

Chưa có thuốc trị, chỉ phòng bệnh là chính.

Chọn giống tốt không nghiễm bệnh đầu vàng

Xử lý nước kỹ trước khi nuôi bằng Cholorine 25 – 30 ppm. Hạn chế thay nước trong khi nuôi.

Xử lý nước thải bằng Chlorine trước khi xả ra môi trường.

(Theo Tài liệu Khuyến Nông: Kỹ thuật nuôi Tôm sú quảng canh cải tiến kết hợp và Kỹ thuật canh tác Tôm - lúa của Sở Nông nghiệp & PTNT Tỉnh Bạc Liêu)