Vào mùa mưa bão, tôm thường bị sốc, tốc độ lớn giảm sút mạnh, tôm dễ bị mắc các bệnh về gan ruột, phân trắng, nhiễm khuẩn, tôm bị tấp mé, nổi bờ, tôm chết cục bộ,…
Khi mưa lớn kéo dài sẽ làm nhiệt độ nước, độ mặn, pH, độ kiềm, ôxy hòa tan, hàm lượng khoáng và cả quần thể vi tảo (tảo tàn) đều bị giảm đột ngột. Đây là những nguyên nhân đồng thời cùng xảy đến làm tôm bị sốc, bị lột xác nhiều, mềm vỏ, óp thân và đục cơ, nhiễm độc gan ruột, thường xuất hiện tôm chết….
Sau nhiều ngày mưa kéo dài, khi trời nắng ấm trở lại, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại bùng nhanh hơn, khí độc H2S, NH3 tăng … Thậm chí có thể gây chết hàng loạt.
Giải pháp cho bà con nuôi tôm trong mùa mưa bão như sau:
- Tôm giảm ăn:Để không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường ao nuôi nên giảm lượng thức ăn cho tôm (khoảng 50%) hoặc ngừng ăn khi mưa nhiều ngày.
Tôm bị sốc nhiệt, sốc mặn do nhiệt độ và độ mặn mặt nước ao hạ, khi đó tôm có xu hướng bơi xuống đáy ao nơi có độ mặn, nhiệt độ cao hơn và tránh tiếng ồn của mưa. Nhưng đây là lại khu vực có ít oxy hòa tan và nhiều khí độc H2S, NH3..(tính độc cao khi pH thấp) do đó trong khi mưa nên xả nước
- bề mặt và sau bật quạt và sục khí sẵn có ở ao để tránh phân tầng nhiệt độ ao nuôi, giúp tăng oxy hòa tan cho ao.
- Để hạn chế khí độc và khuẩn độc đáy ao gây hại cho tôm khi mưa và sau mưa, cần đánh Vi sinh xử lý đáy ao AmBio Bott xuống nền đáy ao trước và sau khi mưa.
- Sốc pH :Nước mưa có pH thấp (6,2-6,4) hơn nhiều so với nước ao ( 7,2 – 8.3), nên khi mưa xuống nhiều ngày làm pH ao giảm mạnh (0,3 – 1.5).
Do đó bà con cần rắc hoặc đặt các bao vôi bột CaCO3 quanh bờ ao trước mưa, để khi nước mưa với pH thấp xuống sẽ hòa tan từ từ CaCO3 xuống ao giúp ổn định pH, Kiềm, khoáng cho ao nuôi. Ngoài ra bà con nên chuẩn bị thêm Sodium Bicarbonate NaHCO3 để tăng kiềm và ổn định pH trong và sau mưa.
- Tôm khó cứng vỏ, dễ nhiễm bệnh, ăn lẫn nhau… Ao thiếu khoáng trong ao sau mưa do đó cần đo đạc để để bổ sung đủ khoáng theo độ mặn trong ao, ổn định kiềm, pH, ổn định tảo để ổn định oxy hòa tan trong ao…
- Tôm có thể chết mãn tính thường xuyên trong 1 tuần sau mưa, nên cần đánh giá lại sản lượng tôm và dựa vào nhiệt độ để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho tôm. Tăng dần lượng cho ăn theo nhu cầu tôm và tình hình ao nuôi ( nếu ao có tảo độc hoặc khí độc cao thì phải giảm ăn).
- Tôm bị sốc, yếu, dễ mẫn cảm hơn với các vi khuẩn và virut gây bệnh sau mưa… do đó nên trộn sản phẩm tăng lực Mvfood tăng liều gấp đôi giúp tôm mau khỏe, bổ sung đủ vi khoáng chất để vượt qua giai đoạn nhạy cảm này. Thời gian này tôm có thể sẽ kém ăn, trộn thảo dược bổ gan AmBio Liver giúp tôm bắt mồi tốt,giải độc gan cùng Vi sinh sống AmBio TS vẫn trộn cho ăn liên tục suốt vụ nuôi để tăng cường hệ vi sinh đường ruột, tăng khả năng hấp thụ và giảm thải môi trường.
- Các vi khuẩn gây hại bùng phát sau mưa, khí độc tăng do thời tiết ấm và thuận lợi dần. Vì vậy sau mưa cần đánh tăng liều các sản phẩm vi sinh như Eco Aqua, Pond clean… vào ao nuôi giúp cạnh tranh dinh dưỡng, ức chế khuẩn hại bùng phát, cũng như cân bằng sinh thái môi trường ao nuôi.
- Ngoài ra việc khai thông kênh mương thoát nước, gia cố bờ tránh sụt, tránh tràn, đặt các ống thoát nước mặt, kiểm tra hệ thống điện, quạt , sục vận hành tốt khi mưa gió… là điều nên làm.
Chúc bà con có vụ nuôi thành công!
AmBio