Đang gửi

AMBIO - BÍ QUYẾT NUÔI TÔM THẺ THÀNH CÔNG

Tôm thẻ (Litopenaeus vannamei) có thời gian nuôi ngắn (khoảng 90-120 ngày), hiện đang là mặt hàng có giá trị xuất khẩu, mang lại lợi ích kinh tế cho người nuôi. Để có được năng suất cao từ việc nuôi tôm thẻ, đòi hỏi người nuôi phải có trình độ nhất định với hình thức nuôi từ thâm canh đến siêu thâm canh. Với mật độ nuôi cao, tôm dễ mắc bệnh, chậm lớn. Để đối phó, nhiều người nuôi thường nghĩ đến việc sử dụng hoá chất, kháng sinh như một giải pháp. Tuy nhiên, việc phòng và trị bệnh cho tôm nuôi bằng kháng sinh đã để lại nhiều hậu quả không mong muốn cho người nuôi và lâu dài sẽ phá huỷ môi trường nuôi. Dẫn đến thực tế đau khổ là không thể nuôi, trồng thành công một đối tượng nào do thuốc, hoá chất, kháng sinh đã ngấm vào đất, ngấm vào mạch nước ngầm. Gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã cảnh báo tác hại của việc sử dụng hoá chất, kháng sinh, chất kích thích tăng trọng trong chăn nuôi dẫn đến dư lượng kháng sinh trong thực phẩm.


(Từ đầu năm 2014 đến tháng 9/2015, cả nước đã có gần 32.000 tấn hàng thủy sản bị trả về do nhiễm kháng sinh cấm. 9 tháng đầu năm 2015, 542 lô hàng thủy sản của 110 công ty xuất khẩu bị 38 nước nhập khẩu trả về. Theo báo cáo của Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp quốc (UNIDO) ở 4 thị trường lớn EU, Mỹ, Nhật Bản, Australia thì Việt Nam là một trong 3 nước đứng đầu về số vụ bị từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản giai đoạn 2006 - 2010. Braxin mới có văn bản dỡ bỏ lệnh tạm ngừng cấp phép nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam vào tháng 3 năm 2015; Nhật Bản đã tiến hành kiểm tra chỉ tiêu Oxytetraxycline đối với 100% số lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam và không ít lô hàng bị trả về và EU đã có văn bản gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản nêu tên 24 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam có lô hàng bị phát hiện vi phạm trong năm 2015, đồng thời cảnh báo sẽ đình chỉ nhập khẩu, nếu chất lượng tôm không được cải thiện, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Châu Âu).
Việc sử dụng hoá chất, kháng sinh trong sản xuất thực phẩm nói chung và nuôi tôm nói riêng một cách tự do, tràn lan như hiện nay thì tương lai không xa, chúng ta và thế hệ con cháu của chúng ta với một cơ thể ốm yếu, sức đề kháng suy giảm sẽ phải đối mặt với rất nhiều tác nhân gây bệnh đã kháng rất nhiều loại thuốc. Dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm, xuât hiện nhiều tác nhân cơ hôi, kháng đa nhiễm. Hậu quả, điều trị tốn kém và tệ hại hơn là có thể tử vong.
(Một số Tác hại của dư lượng hóa chất, kháng sinh: Tác hại đối với môi trường nuôi trồng thủy sản: Do lạm dụng hóa chất; kháng sinh trong NTTS, dẫn đến tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ sinh thái trong môi trường nuôi; sử dụng kháng sinh không đúng cách trong nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, tạo dòng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, gây nên hiện tượng nhờn thuốc, khi tôm có bệnh xảy ra sẽ rất khó điều trị; Tác hại đối với người tiêu dùng: Khi người tiêu dùng ăn phải sản phẩm thủy sản gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc, suy tủy, suy gan, suy thận, nếu tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến ung thư, đột biến gen; Tác hại đối với quá trình xuất khẩu: Nếu các thị trường trên thế giới không nhập khẩu tôm nuôi của Việt Nam do nhiễm dư lượng kháng sinh, khi đó thị trường trong nước sẽ không thể tiêu thụ hết sản phẩm tôm nuôi trong dân, dẫn đến giá thành tôm nguyên liệu giảm mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của nước ta, đặc biệt đối với lĩnh vực thủy sản).
  Vậy giải pháp nào cho người nuôi tôm tạo ra sản phẩm sạch?
Với niềm đam mê, nhiệt huyết, trăn trở cùng bà con nuôi tôm và cũng để tìm giải pháp hữu hiệu cho vấn đề trên. Đội ngũ các chuyên gia, kỹ sư Ambio đã tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và cuối cùng đã cho ra đời chế phẩm sinh học Ambio dùng cho nuôi tôm. Giúp tôm nuôi tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, mau lớn, Giảm hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR); Giảm chi phí thức ăn (tới 20-30%), Tăng hệ miễn dịch tự nhiên; Tăng khả năng chống chịu; Giảm rủi ro bệnh dịch;  Giảm chi phí thuốc; Rút ngắn thời gian nuôi; Mang lại hiệu quả rõ rệt cho người nuôi.

Chế phẩm sinh học Ambio là tập hợp các chủng vi sinh vật hữu ích có hoạt tính sinh học cao, có khả năng sinh enzyme, sinh kháng sinh tự nhiên… được lưu giữ trong môi trường dinh dưỡng đồng nhất. Với hoạt lực mạnh, các chủng vi sinh chọn lọc Ambio khi đi vào ruột tôm sẽ phân huỷ thức ăn triệt để thành những dạng dễ tiêu hoá, giúp tôm dễ hấp thu các dưỡng chất cần cho quá trình phát triển cơ thể. Qua đó, tôm sẽ sử dụng thức ăn hiệu quả hơn, giảm hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR), tăng khả năng lột vỏ, mau lớn, giảm thời gian nuôi; cỡ tôm đồng đều, vỏ tươi bóng tự nhiên, đầy đủ bộ phụ, mau đạt kích thước thương phẩm. Hơn nữa trong chế phẩm Ambio có rất nhiều chủng vi sinh vật (Bacillus, Lactobacillus, nấm men Saccharomyces….) đối kháng với các vi sinh vật gây hại (Proteus, Staphylococus, E.coli; Vibrio sp…) thông qua khả năng tổng hợp kháng sinh tự nhiên, cạnh tranh dinh dưỡng, cạnh tranh giá thể bám. Dẫn đến rất nhiều vi sinh vật gây hại bị ức chế hoặc bị tiêu diệt. Làm giảm nguy cơ phát triển mầm bệnh, giảm chi phí kháng sinh, giảm rủi ro, tăng tỷ lệ sống.
Cấu tạo cơ thể với hệ thống mang, 1 đôi mắt kép có cuống mắt; 2 đôi râu; cùng 3 đôi chân hàm (Maxilliped); 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi phù hợp với đời sống ở đáy các thuỷ vực. Vì vậy tôm chỉ có thể phát triển trong môi trường nước phù hợp với nền đáy sạch. Tuy nhiên, thực tế nền đáy ao nuôi cũng rất dễ trở thành nguồn bệnh do là nơi chứa rất nhiều vật chất hữu cơ phân huỷ (sản phẩm thải của tôm, vỏ lột, tôm chết, xác tảo tàn, xác động vật phù du, thức ăn dư thừa…). Với mong muốn đạt năng suất cao, người ta đã tiến hành thả nuôi với mật độ (80-150 con/m2; thậm chí đến 200 con/m2) dày hơn rất nhiều so với tự nhiên. Lượng thức ăn công nghiệp và số tôm thả nuôi là tỉ lệ thuận với nhau. Chúng ta biết rằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm rất cao (30-38 độ đạm) cùng rất nhiều thành phần khoáng, và các dưỡng chất khác. Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu lượng chất đó không được tiêu thụ, hấp thu triệt để bởi đàn tôm nuôi? Khi đó dẫn đến môi trường ao nuôi sẽ trở thành phú dưỡng, tảo sẽ nở hoa và mau chóng tàn lụi, lắng xuống đáy cùng với một lượng rất lớn phân tôm thải ra với lượng chất còn dư trong thức ăn do tôm không hấp thụ triệt để. Điều đó làm thay đổi pH; giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước, vi sinh vật gây bệnh phát triển…Như vậy, nguy cơ tôm sẽ chết rải rác do mắc bệnh, do khí độc (ban đầu ở nồng độ thấp), do thay đổi môi trường nước ao nuôi và tệ hại hơn sẽ dẫn đến chết hàng loạt do tác nhân gây bệnh bùng phát về số lượng và thể hiện độc lực lên tôm nuôi. Người nuôi tôm khi đó sẽ rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ. Và khi thấy tôm bệnh, môi trường nước ao nuôi biến đổi, họ thường nghĩ đến việc tìm mua các loại thuốc kháng sinh, thuốc xử lý nước nhằm cứu vãn tình hình. Nhưng, hiệu quả không như mong đợi sau khi xử lý. Do vấn đề không được nhận thức và giải quyết tận gốc một cách đúng đắn. 

  Vậy đâu là nguyên nhân, và giải pháp tối ưu là gì?

Chúng ta đã biết rằng tôm là loài sống ở đáy các thuỷ vực. Tạm hiểu đơn giản, đáy ao như “nhà” của chúng; nước là “bầu không khí” của chúng. Chúng sẽ phát triển thuận lợi trên “nền nhà” sạch không có quá nhiều vật chất hữu cơ phân huỷ, không có mầm bệnh, không có khí độc; và ở “bầu không khí” trong lành có mật độ tảo phù hợp (độ đục = 30-40 cm) có khả năng ngăn chặn ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống đáy ao, đảm bảo ổn định pH; độ cứng, độ kiềm phù hợp (100mgHCO3-; CO3-/l); duy trì ổn định lượng oxy hoà tan trong ao (DO = 4mg/l). Trong quá trình sản xuất, người ta thường thả nuôi với mật độ dày dẫn đến lượng lớn vật chất thải ra trong hoạt động nuôi tôm làm cho đáy ao và môi trường nước nhanh chóng bị ô nhiễm, dẫn đến bùng phát dịch bệnh do sự phát triển mạnh của vi sinh vật gây hại và các yếu tố môi trường thay đổi bất lợi cho tôm.
Để giải quyết triệt để tình trạng này, chúng ta cần sử dụng biện pháp lấy độc trị độc. Tức là dùng chế phẩm sinh học có chứa những vi sinh vật có lợi, có khả năng mạnh mẽ trong việc phân giải thức ăn, giúp tôm hấp thụ hiệu quả các dưỡng chất. Từ đó làm giảm nồng độ các chất hữu cơ có trong chất thải của tôm ra ngoài môi trường tới mức thấp nhất. Hơn nữa, các vi sinh vật hữu ích đó (quân ta) sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ giúp tôm tăng khả năng hấp thu thức ăn, lại tiếp tục theo phân tôm ra ngoài thể hiện hoạt lực phân giải mạnh mẽ các chất hữu cơ trên nền đáy ao tôm làm giảm sự gia tăng của lớp bùn đáy ao; Giảm các khí độc trong ao (NH3, H2S, NO2…), giảm mùi hôi tanh của nước ao nuôi, giúp tôm phát triển tốt. Các vi khuẩn có lợi đó (Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces, Bacillus sp, Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis…) sẽ tiếp tục sinh sôi và phát triển nhanh chóng lấn át về số lượng. Từ đó, sẽ ngăn chặn sự bùng phát của vi sinh vật gây bệnh (quân địch) do lấy đi nguồn sống của chúng. Tuyệt vời hơn nữa, “quân ta” còn có khả năng sản sinh ra các enzyme, các kháng sinh tự nhiên làm bất hoạt “quân địch”. Dẫn đến “quân địch” sẽ bị chết do không lấy được thức ăn, do trúng phải độc tố. Khi đó trạng thái cân bằng sẽ được thiết lập từ đáy ao cho đến môi trường nước. Mật độ tảo sẽ phát triển phù hợp, kéo theo các điều kiện thuận lợi cho đàn tôm nuôi nhanh chóng đạt kích cỡ thương phẩm. Người nuôi khi đó chỉ còn chờ giá và đếm tiền.
Vậy chế phẩm tuyệt vời đó là gì. Tại sao nó lại hữu ích đến vậy. Và sử dụng nó như thế nào? Ambio. Đó chính là Ambio. Không gì khác ngoài Ambio. Thật tuyệt vời khi có Ambio.
Ambio là chế phẩm sinh học công nghệ cao, có nguồn gốc từ Nhật Bản, được sáng chế và sản xuất theo công nghệ nano tinh bởi các nhà khoa học, chuyên gia tâm huyết trong lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ sản. Các chủng vi sinh vật có trong Ambio thể hiện hoạt tính mạnh; có khả năng tạo ra kháng sinh tự nhiên;  có tác dụng phân giải nhanh các chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, giảm bùn đáy, hấp thu và ngăn chặn hình thành NH3, H2S,  (khống chế nồng độ NH3 < 0,01mg/l, NH4+ <0,2 mg/l) cạnh tranh vi khuẩn gây hại, ổn định pH và màu nước ao nuôi, bổ sung dinh dưỡng cho vật nuôi dạng Biofloc.
Cách sử dụng Ambio vô cùng đơn giản. Chỉ cần mở nắp chai, lấy liều lượng phù hợp trộn vào thức ăn cho tôm, để khoảng 15-20 phút cho chế phẩm ngấm vào thức ăn trước khi cho tôm ăn. Có thể cho ăn cách nhật hoặc liên tục. Tuy nhiên với mức chi phí chưa tới 5.000đ/kg tôm, chúng ta nên cho ăn liên tục để nhận thấy rõ hiệu quả thể hiện trên sự phát triển của đàn tôm nuôi. 1ml Ambio trộn với 1,42kg thức ăn tôm (0,7ml Ambio/1kg thức ăn). Như vậy 1chai (110ml) ta sẽ trộn được với 156,2kg thức ăn tôm. Chúng ta sẽ không sử dụng chế phẩm Ambio kết hợp cùng các chế phẩm khác, tuyệt đối không dùng Ambio cùng kháng sinh hay các loại chất có tác dụng diệt khuẩn (Iodine; BKC; Iot…). Cũng tuyệt đối không sử dụng Ambio khi vừa mới xử lý nước bằng hoá chất, hoặc mới cho tôm ăn kháng sinh. Từ 3- 5 ngày trước và sau khi cho tôm ăn kháng sinh mới sử dụng Ambio cho tôm ăn.
Dùng Ambio trong nuôi trồng thuỷ sản sẽ mang lại mùa vụ bội thu, gia đình thịnh vượng, môi trường trong lành, phát triển bền vững.
Việc ứng dụng nuôi tôm bằng công nghệ sinh học tiên tiến, thông qua sử dụng chế phẩm Ambio cho tôm ăn mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi, cho cộng đồng. Giúp bảo vệ môi trường, góp phần vào mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững trong đó có nuôi trồng thuỷ sản.

Theo Th.s Nguyễn Mạnh Hùng - PGĐ Dự án Ambio