Đang gửi

Báo Gia Đình và Pháp luật: Đạt năng suất cao với chế phẩm sinh học công nghệ Ambio

  Công ty cổ phần sản xuất công nghệ mới Việt Nam Ambio tự hào là đơn vị đồng hành cùng người nông dân với các sản phẩm chế phẩm sinh học có nguyên liệu tự nhiên an toàn đem lại hiệu quả cao.
Được sự quan tâm và chỉ đạo của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông TP Hà Nội, UBND huyện Ứng Hòa, Công ty cổ phần sản xuất công nghệ mới Việt Nam AmBio đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông TP Hà Nội tiến hành mô hình khảo nghiệm chế phẩm sinh học Ambio trên lúa vụ Mùa tại xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội.
Khảo nghiệm được tiến hành tại hộ anh Chu Văn Tráng, xã Minh Đức, Huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà nội, trên diện tích khảo nghiệm là 1 ha với giống lúa Nếp 97. Do tiến hành khảo nghiệm vào vụ Mùa, gặp điều kiện khí hậu bất thuận, mưa bão nhiều gây khó khăn cho việc khảo nghiệm, chỉ phun chế phẩm vào 3 giai đoạn: lúa sau cấy 9 ngày, chuẩn bị đón đòng, chuẩn bị trỗ. Nhưng vẫn thu được kết quả rất tốt.
Cây lúa khi sử dụng chế phẩm sinh học Ambio có bộ rễ dày, dài, bám sâu vào đất. Thân cứng, chắc khỏe, lá xanh, thẳng đứng. Ít nhánh vô hiệu, bông chắc khỏe, ít hạt lép. Sinh trưởng và phát triển nhanh hơn hẳn so với lúa không sử dụng chế phẩm Ambio. Năng suất thu được từ công thức sử dụng chế phẩm Ambio là 1,6 tạ/sào Bắc Bộ (45 tạ/ha) vượt 25% so với năng suất của công thức không sử dụng chế phẩm (1,3 tạ/sào Bắc Bộ - 35 tạ/ha). Mặt khác, ruộng phun chế phẩm Ambio còn giảm đáng kể sâu bệnh hại, đặc biệt là ngăn chặn được bệnh bạc lá đang thành dịch tại địa phương và chống đổ cho cây lúa.

Chế phẩm sinh học Ambio được tiến hành khảo nghiệm tại hộ anh Chu Văn Tráng, xã Minh Đức, Huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội, trên diện tích khảo nghiệm là 1 ha với giống lúa Nếp 97 vụ Mùa vừa qua.

Một hộ nông dân khác ở Hải Hậu – Nam Định, cũng đã sử dụng hiệu quả chế phẩm sinh học công nghệ cao Ambio là bác Nguyễn Lưu Cộng - nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong nông nghiệp, bác cho biết:
Vụ mùa vừa qua toàn bộ diện tích cánh đồng ở xã Hải Toàn – Hải Hậu – Nam Định, bị bệnh bạc lá đã gây mất năng suất cho người nông dân. Gia đình tôi có 20 mẫu ruộng đã được tư vấn dùng chế phẩm sinh học Ambio phun lên diện tích lá bị bạc thì thấy lá và cây lúa dần dần phục hồi xanh phát triển trở lại, đến cuối vụ thu hoạch vẫn đạt sản lượng cao 155kg/1 sào trong khi đó những diện tích khác chỉ đạt sản lượng rất thấp chỉ 70kg–80kg/1 sào. Vụ mùa này gia đình vẫn tiếp tục sử dụng chế phẩm Ambio và tư vấn giới thiệu cho các hộ nông dân dùng vì vụ mùa vừa qua thấy diện tích lúa của gia đình đạt năng suất cao sau khi dùng chế phẩm sinh học Ambio đã có nhiều người nông dân đến hỏi thông tin và cách sử dụng sản phẩm nhằm đạt năng suất cao hơn nữa trong các vụ mùa tới.

Bác Nguyễn Lưu Cộng ở Hải Hậu, Nam Định – nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong nông nghiệp trao đổi với phóng viên về chế phẩm sinh học Ambio.

Đối với cây lúa và cây hoa mầu, giai đoạn bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là không thể thiếu nhằm đạt năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên nếu lạm dụng nhiều quá các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sẽ ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng lớn tới tương lai của một nền nông nghiệp bền vững do không hiểu biết và ham lợi nhuận cao.
Thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bà con nông dân đang dần chuyển sang sử dụng các chế phẩm sinh học. Những năm gần đây, việc nghiên cứu và sản xuất ra chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ được đẩy mạnh để thay thế phân bón có hàm lượng hóa chất cao và thuốc trừ sâu bệnh đã được hầu hết các nước quan tâm.
Ưu điểm của chế phẩm sinh học là: Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và cây trồng. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng,…) trong môi trường đất nói riêng và môi trường sống nói chung. Không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.
Đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học khác. Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường.

Xuân Quý / KD&PL

Theo nguồnhttp://giadinhphapluat.vn/dat-nang-suat-cao-voi-che-pham-sinh-hoc-cong-nghe-ambio-p43801.html