Bệnh hoại tử gan tụy tác nhân chính là là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.
Hình thái vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus
Dấu hiệu bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
Tác nhân chính: vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. (Bệnh không phải do virus, kí sinh trùng, độc tố…)
Cơ chế gây bệnh
Cơ chế gây bện EMS từ Vibrio parahaemolyticus
Biện pháp phòng bệnh
Chọn giống tốt
Tối thiểu post 10 nếu tôm thẻ và post 12 nếu tôm sú, gan tụy lấp đầy vỏ đầu ngực, quan sát kính hiển vi thấy nhiều giọt dầu. Tuyệt đối không chọn tôm phát sáng. Nên mua giống từ nhiều trại và các mẻ khác nhau để giảm rủi ro.
Ương tôm trước khi thả nuôi (nếu có điều kiện)
Trong thời gian ương, người nuôi cần tạo môi trường thật tốt (thật nhiều ôxy, khoáng, pH ≥ 7,8, độ kiềm ≥ 100 ppm) và bổ sung dinh dưỡng dồi dào (vitamin, khoáng, acid hữu cơ). Tôm qua giai đoạn ương 1-3 tuần sẽ được tăng cường sức khỏe, có khả năng thích ứng tốt hơn khi thả vào ao lớn.
Chuẩn bị ao kỹ
Dọn sạch bùn đen, phơi khô nền đáy (vùng không nhiễm phèn). Tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu để diệt cua còng. Gây màu nước ổn định và sát trùng nước (1-2 kg Virkon® A/1.000 m3) để diệt mầm bệnh (vi khuẩn, virus) trước khi thả giống 1-2 ngày. Đối với ao đất cũ hoặc ao đất vùng phèn (ở đồng bằng sông Cửu Long) cần loại bỏ khí độc H2S (200 g PondDtox/1.000 m3) 1-2 ngày trước khi thả giống.
Thả mật độ vừa sức
Tôm thẻ thả dưới 150 con/m2 ở miền Trung (ở đồng bằng sông Cửu Long nên thả 40-80 con/m2 tùy theo kinh nghiệm và số lượng quạt nước) và tôm sú thả dưới 30 con/m2. Đối với tôm thẻ, cần chủ động thu tỉa khi ao tôm đạt ngưỡng (1,3-1,5 kg/m2).
Kiểm soát chặt chẽ thức ăn
Kiểm tra trọng lượng tôm vào ngày nuôi thứ 20 để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Lượng thức ăn tại ngày nuôi 30 không quá 12 kg/100.000 tôm và tổng lượng thức ăn trong 30 ngày đầu tối đa 250 kg/100.000 tôm. Không tăng quá 0,5 kg thức ăn/100.000 tôm/ngày trong suốt vụ nuôi.
Chủ động giảm thức ăn khi thời tiết thay đổi (oi bức, mây mù, mưa gió, bão) và môi trường ao biến động (xử lý hóa chất, rớt tảo, tôm nổi đầu, lột xác đồng loạt).
Giữ môi trường ổn định
Giữ pH sáng tối thiểu 7,8 ở đồng bằng sông Cửu Long và không thấp hơn 8,0 ở miền Trung (pH thấp có thể tôm lớn nhanh nhưng việc ép lột xác nhiều khiến tôm dễ nhiễm khuẩn). Độ kiềm lúc thả tôm cần đạt 100 ppm và tăng dần đến 150 ppm ở cuối vụ.
Duy trì hàm lượng ôxy trên 3 ppm tại vùng rìa khu vực chất thải và trên 4 ppm trong tầng nước. Lắp đặt đủ số lượng quạt nước theo công thức 1 mã lực (HP) cung cấp ôxy tối đa cho 400 kg tôm, nếu chạy điện thì 1 KW cung cấp ôxy cho 500 kg tôm.
Hạn chế hiện tượng nước ao phát sáng trong tháng nuôi đầu. Nếu xảy ra thì thay nước giảm độ mặn và sát trùng bằng Virkon® A 1-2 kg/1.000 m3, sau 24 tiếng cấy vi sinh PondPlus® trở lại.
Khi phát hiện tảo đậm (độ trong dưới 30 cm hoặc/và dao động pH trong ngày trên 0,5 hoặc dao động chiều nay so hơn chiều hôm qua trên 0,2), người nuôi không nên sử dụng hóa chất cắt tảo mà cần cắt giảm thức ăn kết hợp với tăng lượng vi sinh PondPlus® cho đến khi màu tảo trở lại bình thường.
Loại bỏ tảo độc (nước ao màu xanh lam hoặc đỏ đậm) bằng cắt giảm mạnh thức ăn kết hợp với vi sinh PondDtox®.
Nguồn: Sưu tầm