Đang gửi

EHP: Thách thức và giải pháp bền vững cho người nuôi tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) và vấn đề hiện nay

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi bào tử trùng được phát hiện vào năm 2009 và hiện đang phát triển mạnh, gây ra các vấn đề ngày càng leo thang trong ngành nuôi tôm. Những năm gần đây tổn thất do EHP gây ra cho người nuôi tôm ở Việt Nam là vô cùng lớn, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng/ năm, tàn phá nghiêm trọng cho cả ngành tôm.  

Điều này đặt ra nhiều bài toán cấp thiết, có tính hiệu quả và bền vững trong việc ứng phó nhanh chóng và chính xác để giảm thiểu tối đa thiệt hại do dịch bệnh EHP gây nên!

EHP tồn tại ở những đâu ?

EHP được phát hiện ký sinh trong tế bào ống gan tụy, xuất hiện cả ở ruột, không phát hiện thấy trong dạ dày (Satika Yuanlae & cs.,2024). Bệnh rất dễ lây lan qua đường lây truyền ngang (tỷ lệ thuận với mật độ thả giống cao), làm suy giảm chức năng gan tụy và giảm tốc độ phát triển của tôm, dẫn đến tổn thất lớn về năng suất. Trong nghiên cứu của Dewagan & cs., 2023, phát hiện thấy EHP không chỉ trong tôm mà còn có ở cả cua, vẹm và chuồn chuồn quanh khu vực nuôi bị nhiễm EHP. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Sajiri & cs.,2023 cũng phát hiện EHP trong 82 mẫu thủy sinh khác. Điều này chứng minh rằng ngoài tôm, các loài thủy sinh khác cũng có thể nhiễm EHP và có thể là những tiềm ẩn cho sự lây truyền của vi bào tử trùng trong các hệ sinh thái ao nuôi tôm. Bên cạnh đó, do bản chất bào tử nên EHP có thể tồn tại thời gian dài bên ngoài môi trường, xung quanh khu vực nuôi tôm, nguồn nước nuôi tôm. Do đó, việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây nhiễm của EHP cần phải được mở rộng không chỉ đối với tôm mà còn phải hạn chế sự hiện diện đối với cả các sinh vật khác trong môi trường đất, nước quanh khu nuôi để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra.

Hệ miễn dịch của tôm và các phản ứng hóa sinh bên trong khi nhiễm EHP

Hệ thống miễn dịch của tôm là một hệ thống tự nhiên, không đặc hiệu, tức là bất kỳ tác nhân lạ nào cũng được phản ứng lại y như nhau và không có khả năng ghi nhớ. Bao gồm miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch, cả hai cơ chế cùng giúp đỡ nhau trong việc đào thải và loại bỏ sinh vật lạ gây hại cho tôm.

Khi tôm bị nhiễm EHP, một loạt các cơ chế miễn dịch không đặc hiệu, các phản ứng hóa sinh sẽ được kích hoạt để chống lại stress oxy hóa và ký sinh trùng​ như:  Superoxide dismutase (SOD), Catalase (CAT), prophenoloxidase (proPO) và hoạt động bùng phát hô hấp (RBA) cao hơn đáng kể sau 6 giờ sau khi nhiễm trùng (hpi). Biểu hiện gen Toll được kích hoạt như một phản ứng sớm, khi EHP tương tác với vật chủ và kích hoạt hệ thống prophenoloxidase cũng như sự di chuyển của tế bào máu đến vị trí nhiễm trùng để chống lại EHP xâm chiếm từ 6 hpi. Mặc dù các phản ứng thích hợp đã được đưa ra nhưng chúng không đủ hiệu quả để loại bỏ EHP. Ngoài ra, các lysozyme hoạt động từ bên trong tế bào máu dường như bị EHP vô hiệu hóa hoặc thậm chí có thể không được giải phóng khỏi tế bào máu, vì các tế bào máu không thể tự thoái hóa hoặc không có khả năng thực bào các ký sinh trùng nội bào khi mức độ giảm từ 24 hpi (Subash & cs., 2022).

Cao & cs., 2023, đã chỉ ra nhiễm EHP làm tăng chuyển hóa lipid, ức chế chuyển hóa carbohydrate, axit amin và tiêu hóa protein – Sự suy giảm chức năng gan tụy do EHP gây ra có thể là nguyên nhân chính khiến tôm chậm lớn và nhanh chóng mất đi lớp lipid bảo vệ gan.

Nhìn chung, các hoạt động này đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tôm khỏi mầm bệnh, nhưng với EHP, chúng chưa đủ mạnh để hoàn toàn loại bỏ ký sinh trùng này. Do đó sử dụng các phương pháp bổ sung hoặc tăng cường hiệu quả của hệ thống miễn dịch; bù đắp lại các thành phần bên trong tế bào biểu mô gan tụy bị là 1 trong những giải pháp tiềm năng để giúp phòng ngừa, ứng phó và điều trị EHP.

Hệ vi sinh vật trong tôm thay đổi ra sao khi nhiễm EHP

 Bệnh do EHP gây ra ở tôm có thể xếp vào loại bệnh nhiễm trùng thoái hóa mãn tính theo chu kỳ, trong đó hệ vi sinh vật khỏe mạnh bắt đầu mất đi sự đa dạng, các vi sinh vật có lợi và chức năng liên quan đến việc hấp thu chất dinh dưỡng và sức khỏe của vật chủ (rối loạn sinh học). EHP tạo điều kiện cho sự gia tăng số lượng vi khuẩn từ các chi Vibrio, Aquimarina, Leadbetterella và chi nấm Malassezia. Ngược lại các vi sinh vật có lợi thuộc các chi như: Bacillaceae, Bacteroides …bị thay thế trong quá trình nhiễm EHP (Jesús Antonio López-Carvallo & cs.,2022).

 

 

Do đó việc sử dụng các chế phẩm sinh học chứa các loài phân loại trên có thể được sử dụng để giảm sự tiến triển của bệnh do EHP cũng như thúc đẩy và hỗ trợ tiêu hóa cho tôm.

Các giải pháp phòng ngừa, ứng phó và điều trị EHP hiện nay

Mặc dù EHP được ghi nhận từ những năm 2009 và ngày càng gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng nhưng hiện tại chúng ta vẫn chưa thực sự có 1 giải pháp hiệu quả, kinh tế và an toàn cho vấn đề này.

Tuy nhiên, để giúp bà con nuôi tôm có biện pháp phòng ngừa và khắc phục thiệt hại do EHP gây ra, dưới đây là những lưu ý quan trọng trong việc xử lý ao nuôi, chọn tôm giống, vệ sinh ao và các quy trình xử lý khi bị nhiễm EHP, nhằm giảm thiệt hại về tài chính cho bà con.

1. Chọn tôm giống khỏe mạnh, sạch bệnh:

Nên lựa chọn con giống ở các công ty hàng đầu, uy tín trong ngành, nơi con giống được kiểm soát nghiêm ngặt trong quy trình nuôi và kiểm nghiệm đảm bảo âm tính với các mầm bệnh như EHP trước khi xuất cho người nuôi.

Bởi chi phí giống tuy không ít, nhưng chi phí để vệ sinh ao trước thả cũng là rất lớn, chưa kể nếu tôm bị EHP khi mới thả thì lại phải xả bỏ, phơi ao, xử lý hóa chất lại ao mất thời gian hàng tháng xử lý và gây tốn kém hơn nhiều so với chi phí giống. Do đó lựa chọn con giống chất lượng ngay từ đầu là tiêu chí số 1.

2. Xử lý ao nuôi trước khi thả tôm

Vệ sinh ao kỹ lưỡng: Loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn tích tụ hoặc lớp bùn đáy từ các vụ nuôi trước. Bùn bẩn, rong, cặn bẩn là các giá thể giúp EHP có thể tồn tại trong ao, vì vậy cần vệ sinh sạch và phơi đáy ao ít nhất > 15 ngày nắng để khử trùng tự nhiên.

Các hóa chất được dùng để diệt mầm bệnh EHP trong đáy và nước khi xử lý, vệ sinh ao, cũng như chuẩn bị ao/nước trước khi thả tôm. NaOH (2,5%), chclorine (40 ppm), thuốc tím KMnO₄ 15ppm hoặc formalin 200 ppm có tác dụng tiêu diệt mạnh EHP, giúp đảm bảo loại bỏ, tiêu diệt các mầm bệnh EHP.

Nước cấp phải được lọc, xử lý kỹ: Dùng lưới lọc nước cấp để loại bỏ cặn bã, sinh vật không mong muốn, tránh mang theo bào tử EHP vào ao. Sau khi lọc, nên khử trùng nước cấp bằng cách dùng kết hợp các hóa chất trên để diệt khuẩn và loại bỏ nguy cơ nhiễm mầm bệnh, bao gồm cả EHP.

3. Quy trình chăm sóc và quản lý nước trong quá trình nuôi tôm

  • Quản lý chất lượng nước thường xuyên: Đảm bảo pH, độ mặn, độ kiềm và oxy hòa tan trong nước luôn ở mức tối ưu để giảm căng thẳng cho tôm và hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh.
  • Bổ sung chế phẩm sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học (Eco Aqua - sạch nước, Anti Vib - ức chế vibrio, AmBio Bott – sạch đáy ao, Pond Clean – sạch bạt…) định kỳ để duy trì môi trường nước sạch, bạt sạch, đáy ao sạch và ổn định, giúp loại bỏ các cặn bẩn, giá thể chất mang lưu giữ mầm bệnh, qua đó hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như EHP.
  • Kiểm soát thức ăn cho tôm: Điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, tránh cho tôm ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa thức ăn và gia tăng sự ô nhiễm môi trường ao.
  • Tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng: thường xuyên sử dụng các sản phẩm vi sinh giúp tăng cường chức năng tiêu hóa (TS Gold – lợi khuẩn sống), các vitamin, các hoạt chất sinh học giúp tăng cường chức năng gan tụy, tăng cường hệ miễn dịch và chống sốc cho tôm, thúc đẩy tôm lớn nhanh về size (Mv Food – tăng lực, thúc đẩy sinh trưởng và chống sốc). Bên cạnh đó, các sản phẩm giúp tái tạo, phục hồi và tăng cường chức năng gan/ruột rất cần thiết cho quá trình này (AmBio Liver – bổ gan, GanT – hỗ trợ điều trị gan, PK – loại bỏ ký sinh trùng thông thường và phục hồi đường ruột)
  • Kiểm tra phát hiện sớm EHP bằng PCR hoặc các phương pháp xét nghiệm nhanh khi có dịch hoặc biểu hiện nghi ngờ chậm lớn, để xác định bệnh trạng, giúp bà con có hành động nhanh chóng và kịp thời hơn.

 

4. Quy trình khắc phục khi ao bị nhiễm EHP

  • Trường hợp nên xả bỏ hoặc thu tôm khi bị EHP: tôm mới thả 1 tuần đầu hoặc tôm có tỷ lệ bị nhiễm EHP > 70%
  • Trong trường hợp tôm nuôi > 1 tháng bị nhiễm EHP, kiểm tra PCR có vòng lặp cao >30 hoặc cảm quan khi kéo nhá thấy tỷ lệ tôm có gan tụy và ruột bình thường > 80% thì có thể cải thiện để thúc tôm về size nhanh, chạy đua với EHP. Khi đó cần làm các việc sau để thúc đẩy tăng trưởng của tôm khi bị nhiễm EHP:
  • Cải thiện điều kiện nuôi: Khi phát hiện ao bị nhiễm EHP, cần duy trì môi trường tốt nhất có thể, tăng cường oxy hòa tan, kiểm soát lượng thức ăn, giữ độ trong của nước ao ổn định, làm sạch bạt, sạch nhớt để loại bỏ giá thể bám dính ngoài môi trường của EHP (Pond Clean, Anti Vib).
  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng đặc biệt: Bổ sung các chất dinh dưỡng, các vitamin, khoáng chất, chất kích thích miễn dịch, các hoạt chất tăng cường chức năng gan ruột (Mv Food, GanT, PK…) nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng và phát triển tốt hơn.
  • Khi bị EHP tôm sẽ rất dễ bị bội nhiễm, loạn khuẩn hệ tiêu hóa: Định kỳ 7 - 10 ngày cho tôm ăn kháng sinh (được làm kháng sinh đồ) cách cữ trong 3 ngày, các cữ không có kháng sinh thì phải tăng cường trộn vi sinh tiêu hóa để tăng cường lợi khuẩn đường ruột cho tôm (TS Gold + TS Extra) nhằm hạn chế sự bùng phát khuẩn vibrio gây hại và mất đi hệ vi sinh có lợi trong đường ruột tôm.
  • Giảm mật độ nuôi: Khi tôm bị nhiễm EHP, nên giảm mật độ nuôi để giảm áp lực lên hệ sinh thái ao, giúp tôm dễ dàng phát triển và hạn chế lây nhiễm chéo.
  • Quản lý chất thải chặt chẽ: Tiến hành thu gom và xử lý chất thải thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của bào tử EHP trong ao.
  • Theo dõi sát tình trạng tôm: Liên tục theo dõi tình trạng sức khỏe và các dấu hiệu bất thường của tôm để can thiệp kịp thời.

 

5. Biện pháp tổng thể sau vụ nuôi

  • Vệ sinh ao triệt để: Sau mỗi vụ nuôi, cần loại bỏ hoàn toàn các tàn dư hữu cơ, vệ sinh sạch sẽ ao và tiến hành xử lý nền đáy và nước trước khi chuẩn bị vụ nuôi tiếp theo.
  • Phơi ao và cải tạo nền đáy: Phơi ao khô và áp dụng các biện pháp cải tạo nền đáy nhằm diệt khuẩn, tiêu diệt bào tử EHP có thể còn tồn đọng trong ao nuôi.

"Việc kiểm soát EHP cần một sự kết hợp tổng thể giữa biện pháp phòng ngừa an toàn sinh học cao, vệ sinh ao kỹ lưỡng, lựa chọn giống chất lượng, và áp dụng các sản phẩm sinh học hỗ trợ tôm phát triển mạnh mẽ. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bà con nuôi tôm thành công và vượt qua thách thức từ EHP."

Nguyễn Mạnh Hùng - R&D AmBio