Đang gửi

"KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TÔM GIỐNG" VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

Khi mua tôm giống, làm thế nào để nhận biết được giống tốt hay xấu? Để đảm bảo chất lượng tôm giống, nên đến nơi nào mua là tốt nhất? Nếu vận chuyển đường xa nên làm thế nào để không ảnh hưởng đến con giống? Những con giống ở nơi khác chuyển đến nên làm thế nào để có thể phù hợp với môi trường nước trong ao nuôi ở địa phương?

                     Hình ảnh: Tôm giống

– Đánh giá bằng cảm quan: Quan sát tôm giống có khỏe hay không. Sức khỏe của tôm có thể biểu hiện ra bên ngoài qua hoạt động, hình dáng, màu sắc. Một đàn tôm giống khỏe phải đồng màu, đồng cỡ, không dị dạng, đầu tôm không bị cụt hoặc queo cong sang một bên (thường gọi là bị “te đầu”). Con tôm giống tốt phải có râu khép, đuôi xòe (giai đoạn PL12, PL13). Để kiểm tra hoạt động của tôm, bà con có thể bỏ tôm vào trong chậu khi tôm phân bố đều, bà con gõ nhẹ vào thành chậu nếu thấy tôm búng lên rất nhanh. Và khi quay nhẹ dòng nước tôm có khuynh hướng bơi ngược dòng hoặc quay đầu lại tức là tôm khỏe. Bà con có thể quan sát kỹ năng bắt mồi của tôm bằng cách dùng một cái ly thủy tinh, múc tôm lên quan sát phía ngoài ánh sáng, nếu thấy ruột của tôm có thức ăn liên tục thì đó là tôm khỏe, nếu ruột tôm trống rỗng hoặc bị đứt khúc tức là tôm bắt mồi kém hoặc thiếu thức ăn, chứng tỏ tôm giống không được tốt.

– Có thể đánh giá gián tiếp sức khỏe của tôm giống thông qua kỹ thuật gây sốc bằng hóa chất, thường là formolin (hay formol) nồng độ 200ppm trong vòng nửa giờ. Để tiến hành dùng một chiếc xô 10 lít nước pha vào 2Cc formol, sau đó thả vào 100 – 200 con tôm giống. Nửa giờ sau đếm số lượng tôm chết ở đáy xô, nếu lượng tôm chết không quá 5% số tôm thả vào thì đàn tôm đó đạt yêu cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác cao hơn, nên tiến hành kiểm tra bằng kỹ thuật PCR.

Khi vận chuyển tôm giống đi xa nên cần chú ý: mật độ tôm giống vừa phải khoảng 1.000 con tôm/lít nước. Không nên vận chuyển khi trời nóng sẽ làm tôm bị hao hụt, yếu đi và chúng ăn nhau rất nhiều (tốt nhất 20 – 220C). Nếu vận chuyển xa có xe bảo ôn, bảo đảm được nhiệt độ thì thời gian vận chuyển nhiều nhất khoảng 18 giờ.

Trước khi thả tôm xuống ao nuôi, cần kiểm tra độ mặn và nhiệt độ nước của ao nuôi. Nếu độ mặn chênh lệch không quá 3%0, bà con tiến hành thả tôm nhưng phải cân bằng nhiệt độ. Nếu độ mặn chênh lệch hơn 3%0, phải làm cân bằng bằng cách lấy nước ở dưới ao nuôi tôm cho chảy từ từ và xô hoặc chậu đựng tôm giống làm sao hạ chênh lệch độ mặn xuống khoảng 1 – 2%0 trong 1 giờ. Để tôm quen với môi trường nước ao, nên đặt chậu dưới ao cho nước vào từ từ để cân bằng nhiệt. Nếu tôm ở trong bao thì nên để tôm trên mặt nước khoảng 15 phút, sao đó thả tôm vào ao.

Nguồn:http://nguoinuoitom.vn/lam-nao-de-nhan-biet-duoc-chat-luong-tom-giong/