Khi mưa lớn kéo dài nhiều ngày làm các yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, độ mặn, pH, độ kiềm, hàm lượng khoáng, vi tảo, ôxy hòa tan… bị giảm đột ngột.
Những nguyên nhân này đồng thời xảy đến có thể làm cho tôm bị sốc mạnh, dẫn đến hệ lụy là tôm lột xác không đều, mềm vỏ, óp thân và đục cơ, chậm lớn, dễ mắc các bệnh về gan ruột, phân trắng, nhiễm khuẩn… làm tôm bị rớt đáy, tấp mé, chết cục bộ hoặc hàng loạt... sau đây là những vấn đề chính bà con cần chủ động kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời.
Đầu tiên bà con sẽ gặp phải đó là tôm kém ăn. Trong thời điểm mưa lớn thì dù có màng che hay không thì cũng đều làm nhiệt độ môi trường giảm từ 3-50C, khi đó tôm sẽ ăn ít hơn bình thường rất nhiều, chưa kể nếu không có màng che thì nhiệt còn giảm nhiều hơn và khi mưa to cả ngày tôm còn bỏ ăn hoàn toàn. Vì vậy, phải theo dõi tôm, thời tiết hàng ngày để kịp thời điều chỉnh, cắt giảm lượng thức ăn, không để dư thừa thức ăn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường ao nuôi. Thông thường lúc này bà con chỉ nên cho tôm ăn ≤ 50% thức ăn so với bình thường hoặc ngừng ăn khi mưa lớn.
Lúc này câu hỏi đặt ra là ngoài việc giảm ăn hoặc ngừng ăn thì có cách gì để hỗ trợ tiêu hóa tôm hay không? Vì giai đoạn này tôm rất dễ bị các vấn đề về gan tụy, hay phân trắng, rỗng ruột... Theo kinh nghiệm thành công thực tế thì thời điểm này nếu chỉ giảm ăn thì nên tăng liều vi sinh đường ruột như TS Gold và tăng liều sản phẩm tăng lực chống sốc cho tôm Mv Food cùng sản phẩm bổ gan AmBio Liver cho tôm. Bên cạnh đó nếu tôm không ăn, bà con có thể tạt trực tiếp Mv Food hoặc AmBio Liver và Khoáng KH vào đêm khi ngớt mưa để tôm hấp thụ qua mang, vừa chống sốc vừa giúp phục hồi cho tôm. Ngoài ra như đã đề cập ở phần trước đó việc dùng Sản phẩm ngăn ngừa phân trắng PK định kỳ và tăng cường trong thời điểm này sẽ giúp tôm của bà con an toàn hơn rất nhiều trước các mối nguy bệnh đường ruột luôn thường trực.
Song song với đó là vấn đề sốc môi trường của tôm (pH, độ mặn, kiềm...). Nếu mưa quá nhiều mà không có các biện pháp khắc phục có thể làm biến động độ mặn trong ao giảm quá nhanh và quá 5%0 so với ban đầu, đặc biệt với các khu vốn đã có độ mặn thấp, dễ làm tôm bị sốc mặn. Lúc này bà con nên tháo bớt nước ngọt tầng mặt khi có sự phân tầng. Nước mưa có pH thấp (6,2-6,4) hơn nhiều so với nước ao (7,2 – 8.3), nên khi mưa xuống nhiều ngày làm pH ao giảm mạnh (0,5 – 1.5), do đó bà con cần rắc hoặc đặt các bao vôi bột CaCO3 quanh bờ ao như đã đề cập trong phần trước, để khi nước mưa với pH thấp xuống sẽ hòa tan từ từ CaCO3 xuống ao giúp ổn định pH, kiềm, khoáng cho ao nuôi. Ngoài ra bà con nên chuẩn bị thêm khoáng, Sodium Bicarbonate để tăng khoáng, kiềm và ổn định pH trong và sau mưa.
Bộ sản phẩm vi sinh xử lý khí độc, ổn định môi trường AmBio
Hệ lụy của việc nhiệt độ, độ mặn mặt nước ao giảm trong thời điểm mưa lớn kéo dài đó là tôm sẽ có xu hướng bơi xuống đáy ao nơi có độ mặn, nhiệt độ cao hơn và còn tránh được cả tiếng ồn của mưa. Tuy nhiên, đây lại là khu vực có ít oxy hòa tan và nhiều khí độc H2S, NH3, NO2 do đó lúc này nên đo đạc thường xuyên để biết chính xác các chỉ số hóa lý trong ao và tăng cường sục oxi đáy hoặc oxi viên để tăng oxi hòa tan trong ao hoặc bật quạt sau khi loại bỏ bớt nước bề mặt để giảm thiểu sự phân tầng bề mặt. Bên cạnh đó để hạn chế khí độc và khuẩn độc đáy ao gây hại cho tôm khi mưa và sau mưa, cần đánh chế phẩm xử lý đáy ao AmBio Bott xuống nền đáy ao trước và sau khi mưa với ao đất hoặc tăng cường đánh Eco Aqua, Anti Vib và Pond Clean với ao bạt.
Chúc bà con thành công!
AmBio R&D