Đang gửi

Thực trạng ngành tôm (Kì 1): Lạm dụng kháng sinh nuôi tôm - chăn nuôi "ăn xổi ở thì"

Thực trạng chất kháng sinh được sử dụng trong nuôi tôm ngày càng diễn biến phức tạp. Nhiều thị trường quốc tế đã trả lại những lô hàng thủy sản; thậm chí Brazil đã từng ngừng cấp phép nhập khẩu tôm từ Việt Nam vì vấn đề dư lượng kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh quá liều khi nuôi tôm đang gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng tác hại đến sức khoẻ, môi trường và kinh tế.

Thấy tôm bệnh là…đổ kháng sinh

Tìm đến một trong những nơi được xem là thủ phủ của nghề nuôi trồng thuỷ sản - Bạc Liêu, chúng tôi chứng kiến một thực tế đáng lo ngại là các loại thuốc kháng sinh, hoá chất không rõ thương hiệu, không gắn nhãn mác được tiêu thụ tràn lan trên thị trường. Điều đáng nói, người dân với mối lo sợ tôm bị bệnh đã thản nhiên truyền tai nhau "biệt dược" và cho những con tôm trong vuông tôm của mình "tẩm" đầy chất kháng sinh.

Phải có mặt ở nơi đây mới hiểu, hễ tôm bị bệnh là người dân tìm mọi cách để điều trị. Miễn sao giúp tôm hết bệnh thì bất cứ thuốc gì - kể cả kháng sinh đều được nhiều người nông dân xem như "thần dược". Chị T.B. ngụ tại huyện Hòa Bình, Bạc Liêu giải thích rằng chị không biết chọn lựa thuốc nào cho đúng chuẩn, thuốc nào có trong danh mục vì trên thị trường có quá nhiều loại.

Tiếp cận với những chủ hộ chăn nuôi tôm tại đây, hầu hết chủ hộ đều thừa nhận là không nắm rõ thành phần, tác dụng của thuốc mà họ đang dùng để chữa trị bệnh cho tôm. Việc lựa chọn kháng sinh chỉ dựa vào kinh nghiệm, truyền miệng cho nhau hoặc phó thác vào những lời tư vấn của các tư vấn viên đến từ các hãng thuốc thú y, thủy sản. Nhiều người thậm chí ra tiệm thuốc tây mua thuốc cho người để chữa bệnh cho tôm.

Mặt khác, tình hình nuôi tôm ngày càng trở nên khó khăn, tôm hay bị bệnh, người nuôi đã đành "nhắm mắt đưa chân", tăng liều sử dụng cao hơn so với khuyến cáo của nhà sản xuất chỉ vì mong tôm hết bệnh. Vì thế, thực trạng lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ hải sản ngày càng phổ biến.

Thương hiệu Việt "chết" vì người dân thiếu hiểu biết

Giải thích cho vấn nạn lâu đời này, nhiều chuyên gia thừa nhận dịch bệnh ở tôm xảy ra khá phổ biến. Vì tôm là loài khó nuôi và dễ nhiễm bệnh nên người nuôi thường phải dùng kháng sinh.

Ông Lưu Đình Vũ, giám đốc Công ty CP sản xuất công nghệ mới AmBio cho biết: “Trong quá trình tuyên truyền đến bà con nông dân tác hại của kháng sinh, tôi nhận thấy rất nhiều người nông dân không biết sử dụng kháng sinh có hại như thế nào, hoặc họ biết nhưng không quan tâm, chỉ cần biết làm sao để vụ tôm này không lỗ. Trong khi có rất nhiều phương pháp thay thế hoặc ít nhất là giúp giảm thiểu lượng kháng sinh sử dụng, ví dụ như vi sinh sống có tác dụng giúp tôm tăng sức đề kháng, cân bằng sinh thái ao nuôi, giúp tôm khỏe mạnh. Thế nhưng bà con không tin tưởng áp dụng, đến khi con tôm bị bệnh thì không biết làm gì khác ngoài cho uống kháng sinh. Chúng tôi vẫn đang cố gắng giúp bà con nâng cao nhận thức về vấn đề này.”

Thực tế, trong những năm vừa qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ khoa học mới nhằm hỗ trợ bà con nuôi tôm sạch, ví dụ như chế phẩm sinh học. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chế phẩm sinh học giúp ổn định hệ sinh thái, cải tạo nguồn nước, giúp tôm hấp thụ thức ăn triệt để và góp phần nâng cao kháng thể tự nhiên cho tôm. Các sản phẩm uy tín mang đến hiệu quả rõ rệt, ví dụ vi sinh sống AmBio là tập hợp các chủng vi sinh vật hữu ích, khi đi vào ruột tôm sẽ phân huỷ thức ăn triệt để thành những dạng dễ tiêu hoá, giúp tôm dễ hấp thu các dưỡng chất cần cho quá trình phát triển cơ thể.

Như vậy, việc nuôi tôm sạch là khả thi, nhưng vì chưa biết đến các loại chế phẩm hỗ trợ như vi sinh sống, nên bà con vẫn cứ mãi quẩn quanh với những lô kháng sinh, đàn tôm ngày càng yếu ớt và những ao đầm ô nhiễm.

Tác hại khôn lường của việc lạm dụng kháng sinh:

Đối với môi trường nuôi trồng thủy sản: 
- Gây mất cân bằng hệ sinh thái trong môi trường nuôi
- Tạo dòng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, gây nên hiện tượng nhờn thuốc, tôm bệnh ngày càng khó trị

Đối với người tiêu dùng: 
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc, suy tủy, suy gan, suy thận, nếu tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến ung thư, đột biến gen

Đối với xuất khẩu:

Dư lượng kháng sinh cao khiến con tôm Việt Nam không đạt chất lượng, nhiều lô hàng bị trả về gây ảnh hưởng lớn tới nền nông nghiệp, thủy sản của Việt Nam.

Nguồn:  Báo Nông Nghiệp Việt Nam