Đang gửi

Thực trạng ngành tôm (Kì 2): Môi trường nước “kêu cứu”

Từ nhiều năm nay, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm đã trở thành thế mạnh kinh tế đặc biệt ở khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, đi đôi với lợi nhuận, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã lên đến mức báo động khi những ao đầm vốn là nguồn nuôi dưỡng con tôm nay trở thành tác nhân bùng phát dịch bệnh, khiến người nông dân điêu đứng.  

Hãi hùng những đầm tôm ô nhiễm

Trước khi bắt đầu nuôi tôm, các ao tôm cần được điều chỉnh các yếu tố về độ pH, độ kiềm, nhiệt độ, độ mặn, lượng oxy hoà tan...Bên cạnh những yếu tố chủ quan mà các hộ nuôi tôm có thể kiểm soát là những yếu tố khách quan từ thời tiết. Khi thời tiết ở vùng ĐBSCL trở nên bất ổn, nắng gay gắt và biên độ dao động nhiệt trong ngày lớn dẫn đến thay đổi các quy luật thời tiết so với trước đây làm dịch bệnh theo đó diễn biến ngày càng phức tạp khiến người nông dân điêu đứng.

Cụ thể, theo ghi nhận của phóng viên, các đầm tôm ở khu vực hầu như không có ao chứa và ao xử lý nước thải. Đa số nguồn nước cung cấp cho ao nuôi được lấy trực tiếp từ giếng khoan nước ngầm để pha với nước bên ngoài và nguồn nước thải sau khi nuôi tôm lại xả trực tiếp ra môi trường xung quanh.

Ông Võ Hồng Ký, chuyên gia về ngành thuỷ sản có kinh nghiệm lâu năm nhận định: "Điều này gây ô nhiễm nền đáy, nguồn nước của cả vùng nuôi, làm thiệt hại các vùng canh tác lân cận trong tương lai không xa bởi chỉ sau thời gian nuôi từ 3- 5 năm, môi trường nước sẽ bị mặn hóa trở lại và dịch bệnh trên con tôm lại phát triển như thường, thậm chí phát sinh thêm nhiều bệnh mới không kiểm soát được, phổ biến nhất là bệnh mềm vỏ".

Theo các chuyên gia thuỷ sản, việc cho tôm ăn dư thừa cũng là một nguyên nhân khiến ao tôm bị ô nhiễm. Trong thực tế đàn tôm nuôi chỉ có thể hấp thu 37-40% giá trị dinh dưỡng có trong thức ăn. Với số lần cho ăn từ 3-5 cữ/ngày, một lượng lớn chất hữu cơ dư thừa sẽ được thải ra nền đáy ao tôm thông qua lượng phân thải và thức ăn dư tôm không sử dụng hết. Theo thời gian lượng chất hữu cơ ở nền đáy tăng dần, dẫn đến nguy cơ bùng phát khí độc. Khi đó trạng thái cân bằng, ổn định của ao nuôi bị thay đổi theo hướng bất lợi cho tôm!

Những dòng sông có nguy cơ bị “bức tử”

ĐBSCL là vùng tập trung nhiều loại đất phèn tiềm tàng và phèn hoạt động nên các nguồn thải ra sông rạch làm cho môi trường nước bị biến đổi, khiến nước sông bị ô nhiễm.Theo tài liệu khoa học, nuôi tôm nước lợ là một trong những nghề gây nhiều tác động xấu đến môi trường nước vì để cải tạo ao nuôi tôm hằng năm, người dân thực hiện nạo vét bùn đáy và các chất thải với vô số các loại hóa chất, kháng sinh còn tồn dư trong đất theo đó bị thải trực tiếp ra môi trường. Cứ thế, mầm bệnh từ ao nuôi thải ra môi trường rồi vào lại ao nuôi tạo thành vòng luẩn quẩn khiến người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức.

Tương tự như tình trạng trên, khi chúng tôi ghé hộ nuôi tôm Nguyễn Văn Quắn ở xã Long Điền (Đông Hải, Bạc Liêu), anh cho hay khi tôm chết, anh không biết được rõ nguyên nhân mà chỉ đành "nhắm mắt đưa chân" và tháo nước ra, cào xử lý lại.Nhiều hộ chăn nuôi tôm cũng cùng một cách xử lý trên khiến cho những đầm tôm bị ô nhiễm dẫn đến nguy cơ những dòng sông bị "bức tử".

Ông Lưu Đình Vũ, TGĐ công ty CP sản xuất công nghệ mới Ambio trăn trở: “Chúng tôi đã từng đến tận nhà bà con nông dân để khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học làm sạch nguồn nước, bảo vệ môi trường nuôi tôm. Tuy nhiên bà con vẫn chưa thực sự hưởng ứng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường nước, sức khoẻ người dân mà còn khiến cho những ao tôm vốn là nguồn kiếm lợi nhuận thành nguồn ô nhiễm nặng".

Như vậy, bài toán đặt ra cho doanh nghiệp cũng như các sở, ban, ngành là phải làm sao để người nuôi nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen canh tác có hại cho nguồn nước và sẵn sàng ứng dụng các tiến bộ công nghệ sinh học phù hợp.

Ambio là chế phẩm sinh học tiên tiến từ Nhật Bản, ứng dụng công nghệ Israel, có tác dụng phân giải thức ăn giúp tôm hấp thụ hiệu quả các dưỡng chất. Từ đó làm giảm nồng độ các chất hữu cơ có trong chất thải của tôm ra ngoài môi trường tới mức thấp nhất. Đồng thời, vi sinh vật hữu ích theo phân tôm ra ngoài thể hiện hoạt lực phân giải mạnh mẽ các chất hữu cơ trên nền đáy ao tôm làm giảm sự gia tăng của lớp bùn đáy ao; Giảm các khí độc trong ao giảm mùi hôi tanh của nước ao nuôi, giúp tôm phát triển tốt, ngăn chặn sự bùng phát của vi sinh vật gây bệnh do lấy đi nguồn sống của chúng. 

Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam